CryptoCurrency là gì?
Tiền mã hóa là gì?
Bitcoin là tiền ảo phải không Quân?
Những câu hỏi tương tự như trên…
…cũng là thắc mắc chung của hầu hết những bạn mới tham gia vào thị trường tiền điện tử.
Thực sự thì …
Tiền mã hóa (CryptoCurrency) là một thuật ngữ rất mới.
Nếu bạn không có kiến thức về tiền tệ thì sẽ rất khó giải thích cho bạn hiểu.
Vì vậy, trước khi đi vào giải thích thuật ngữ CryptoCurrency.
Quân muốn cùng bạn tìm hiểu trước về lịch sử của tiền tệ.
Khi bạn hiểu về các loại tiền tệ rồi, thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.
Phần 1: Lịch sử phát triển của Tiền tệ
Tính đến nay,
Tiền tệ đã trải qua 06 giai đoạn phát triển, bao gồm:
- 1Hàng hóa trao đổi (Gà đổi táo, Rau đổi heo, …)
- 2Vỏ ốc – vỏ sò (Vỏ sò đổi gà, Vỏ sò đổi rau, …)
- 3Kim loại quý hiếm (Vàng, bạc, …)
- 4Tiền giấy – Tiền xu
- 5Tiền điện tử
- 6Tiền mã hóa
Khái niệm về Tiền tệ
Loại (1) và (2) đã không còn tồn tại nữa.
Nên Quân sẽ bỏ qua và không giải thích những loại tiền tệ này.
Chúng ta chỉ tìm hiểu những loại tiền tệ còn tồn tại trên thế giới là (3) – (4) – (5) – (6) !!
3. Kim loại quý hiếm (Commodity money)
Kim loại quý hiếm là loại tài sản có giá trị thực, ví dụ như:
- Vàng
- Bạc
- …
Nó đã được lưu hành như một loại tiền tệ ở nhiều quốc gia (trước khi tiền giấy xuất hiện)
Hiện nay,
Loại tiền tệ số (3) đang dần biến mất.
Kim loại quý ít khi được sử dụng làm phương thức thanh toán.
Thay vào đó,
Nó được sử dụng để làm vật trang trí & trang sức.
4. Tiền giấy & Tiền xu (Cash)
Khi mà mọi người nhận thấy sự bất tiện khi mang theo nhiều kim loại quý trong người.
Thì một phát minh mới đã ra đời – đó là tiền mặt, bao gồm:
- Tiền giấy
- Tiền xu
Chính phủ đã phát minh ra tiền mặt để thay thế kim loại quý.
Hiện nay,
Loại tiền tệ số (4) tồn tại ở hầu hết các quốc gia.
Nó cũng chính là loại tiền tệ phổ biến nhất (dù đang có xu hướng giảm)
Việt Nam chính là một trong số các quốc gia sử dụng tiền mặt nhiều nhất thế giới.
5. Tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử (Electronic Currency) là tiền tệ tồn tại ở dạng “số hóa”.
- Tên gọi khác: Tiền kỹ thuật số (Digital Currency)
Nó là một khái niệm vô cùng rộng lớn, bao gồm:
- Tiền ảo (Kim nguyên bảo, Zing xu, Vcoin, RP, …)
- Ngân hàng điện tử (ACB iBanking, VCB-iB@nking, …)
- Ví điện tử (PayPal, Momo, ZaloPay, Ngân Lượng, …)
- CryptoCurrency (Bitcoin, Litecoin, Ethereum, …)
- …
Tiền điện tử được sinh ra là để sử dụng trên môi trường internet.
Đặc điểm chung của các loại tiền điện tử là:
- 1Bạn chỉ có thể nhìn thấy nó ở dạng “số”, thông qua màn hình hiển thị của thiết bị điện tử.
- 2Bạn không thể cầm, sờ, chạm hay ngửi được.
Hiện nay,
Loại tiền tệ số (5) tồn tại ở các quốc gia phát triển.
Hầu hết các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ, Singapore, Dubai,… đều sử dụng điện thoại di động để thanh toán, rất ít khi sử dụng tiền mặt.
Xu hướng “chi tiêu không dùng tiền mặt” cũng dần phát triển ở Việt Nam.
6. Tiền mã hóa là gì?
Tiền mã hóa (CryptoCurrency) là tiền tệ được mã hóa bằng giao thức mật mã.
Như Quân đã nói ở trên,
Tiền mã hóa cũng là một loại tiền điện tử.
Nên sẽ có cùng đặc điểm chung là:
- 1Bạn chỉ có thể nhìn thấy nó ở dạng “số”.
- 2Bạn không thể cầm, sờ, chạm hay ngửi được.
Đồng tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới chính là Bitcoin.
Hiện nay,
Loại tiền tệ số (6) được xem như là tương lai của tiền tệ.
Mới chỉ được công nhận ở những quốc gia phát triển như Nga, Mỹ, Nhật, Đức, Úc, Singapore, Dubai,…
Tuy nhiên,
Nó sẽ phát triển rất mạnh & trở thành phương tiện thanh toán chủ lực trong thời đại công nghệ 4.0.
Phân biệt: Tiền điện tử - Tiền ảo - Tiền mã hóa
Trong thời gian qua,
…đã có nhiều sự nhầm lẫn giữa tiền điện tử – tiền ảo – tiền mã hóa.
Với cùng một quan điểm cho rằng:
- Chúng hoàn toàn giống nhau.
Điển hình là có nhiều bạn đã đánh đồng:
- “Bitcoin là tiền ảo” và chúng không có giá trị sử dụng thực sự.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này
Hãy cùng Quân đi đến khái niệm của Tiền ảo nhé!
Tiền ảo là gì?
Tiền ảo (Virtual currency) là loại tiền tệ của nền kinh tế ảo & thế giới ảo.
Như Quân đã nói ở trên, tiền ảo cũng là một loại tiền điện tử.
Nên sẽ có cùng đặc điểm chung là:
- 1Bạn chỉ có thể nhìn thấy nó ở dạng “số”.
- 2Bạn không thể cầm, sờ, chạm hay ngửi được.
Tiền ảo được sử dụng phổ biến trong trò chơi trực tuyến trên internet.
Mỗi trò chơi khác nhau, sẽ có một loại tiền ảo khác nhau.
…được phát hành & kiểm soát bởi người (hoặc tổ chức) đã tạo ra trò chơi.
Phân loại tính năng của tiền tệ
(1) Universally accessible được hiểu như là sự chấp nhận rộng lớn của cộng đồng, mang tầm quốc gia, quốc tế.
Ví dụ như :
VNĐ (Cash) được sử dụng trên toàn quốc gia Việt Nam, nghĩa là tính phổ biến mang tầm quốc gia.
(2) Electronic được hiểu như là tính điện tử của tiền tệ.
Bạn chỉ có thể thấy nó ở dạng “số” thông qua màn hình của thiết bị điện tử thôi
…chứ không thể cầm – sờ – chạm – ngửi được.
Ví dụ như :
Kim nguyên bảo (Virtual currency) là đơn vị tiền tệ của trò chơi trực tuyến Võ lâm truyền kỳ, chỉ có thể nhìn thấy trong game chứ không hề tồn tại ở dạng vật lý ngoài đời thực.
(3) Central bank-issued được hiểu như là có sự quản lý, kiểm soát của ngân hàng trung ương hoặc chính phủ.
Ví dụ như :
VNĐ (Cash) được quản lý bởi chính phủ Việt Nam.
(4) Peer-to-Peer được hiểu như là sự giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán.
Nghĩa là không có đơn vị trung gian cố định nào.
Ví dụ như :
VNĐ (Cash) – Khi đi chợ mua cá, bạn có thể đưa trực tiếp tờ 50.000đ cho người bán và nhận cá là xong. Không cần phải có đơn vị trung gian đứng giữa để giao dịch.
So sánh: Tiền ảo & Tiền mã hóa
Nhìn vào hình phía trên,
Bạn sẽ thấy Tiền ảo và Tiền mã hóa:
Có điểm Giống nhau là tính điện tử (Electronic).
- Bạn chỉ có thể nhìn thấy nó ở dạng “số”.
- Bạn không thể cầm, sờ, chạm hay ngửi được.
Có điểm Khác nhau là:
1. Universally accessible
Tiền mã hóa nói chung & Bitcoin nói riêng được chấp nhận sử dụng ở nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Nhật, Nga, Anh, Úc, Pháp, Hàn Quốc, … tính phổ biến mang tầm quốc tế.
Bạn hoàn toàn có thể mua pizza, mua nhà, mua lamborghini bằng Bitcoin.
Tiền ảo chỉ được sử dụng trong cộng đồng những người chơi game mà thôi.
Ví dụ: Kim Nguyên Bảo (Võ Lâm Truyền Kỳ) chỉ dùng để mua hàng hóa trong Game.
Bạn không thể dùng nó để mua đồ trong game khác
…cũng không thể dùng nó để mua đồ ngoài đời thực.
2. Peer-to-Peer
Tiền mã hóa được thiết kế để thực hiện giao dịch giữa người mua và người bán mà không cần có một đơn vị trung gian cố định nào.
Toàn bộ thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn.
Tiền ảo phải thông qua server (máy chủ) của trò chơi để thực hiện giao dịch.
Khi thông qua máy chủ thì họ sẽ quản lý được tất cả các khoảng chi tiêu & thông tin cá nhân của bạn.
Quân xin chúc mừng bạn!!
Bạn đã hoàn thành phần 1 rồi đấy.
Điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ ở đây là:
- 1Tiền mã hóa là tiền có giá trị thực (sử dụng được ở đời thực). Nên bạn hoàn toàn có thể mua hàng hóa trong cuộc sống.
- 2Tiền ảo là tiền không có giá trị thực (không sử dụng được ở đời thực). Bạn sẽ phải đổi sang loại tiền tệ khác (tiền có giá trị thực) để có thể mua hàng hóa trong cuộc sống.
- 3Tiền điện tử là một khái niệm rộng lớn bao gồm cả Tiền mã hóa và Tiền ảo.
Bây giờ,
Bạn đã có đủ khả năng để phân biệt CryptoCurrency với các loại tiền tệ khác rồi đó.
- Bạn đừng gọi Bitcoin là tiền ảo nữa nhé!
Hãy gọi với tên chính xác là Tiền mã hóa (hoặc Tiền điện tử).
Phần 2: CryptoCurrency là gì?
Bây giờ, Quân sẽ nói về phương diện công nghệ và tính bảo mật của tiền mã hóa.
Đó mới thực sự là yếu tố giúp Tiền mã hóa trở thành tương lai của tiền tệ.
Tại sao gọi là CryptoCurrency?
Tên gọi “CryptoCurrency” được ghép bởi 2 từ:
- Crypto: Mã hóa, mật mã. | Cryptography: Mật mã học.
- Currency: Tiền tệ.
Định nghĩa đúng nhất:
CryptoCurrency là những loại tiền tệ sử dụng mật mã học để bảo vệ quá trình giao dịch của nó.
Bitcoin chỉ là một trong số đó.
Cách thức hoạt động của CryptoCurrency
Bạn nhớ Bật chế độ HD để xem tốt hơn nhé!
Hệ sinh thái của Tiền mã hóa
1. Developer
Developer (lập trình viên) là người đã tạo ra đồng CryptoCurrency đó.
Ví dụ: Satoshi Nakamoto đã tạo ra Bitcoin.
Nên ông ấy đóng vai trò là Developer trong hệ sinh thái Bitcoin.
2. Wallet
Wallet (ví lưu trữ) là nơi cất giữ tiền mã hóa.
Ví dụ: Blockchain.com – đơn vị cung cấp ví lưu trữ CryptoCurrency phổ biến nhất.
3. Bank
Bank (ngân hàng) là nơi cất giữ tiền mặt.
Ví dụ: Vietcombank – ngân hàng phổ biến nhất của giới MMO Việt Nam.
Quân khuyên bạn nên sử dụng thêm tính năng Internet Banking để tiện giao dịch.
4. Exchange
Exchange (trao đổi) là nơi để bạn mua & bán CryptoCurrency với mọi người.
Ví dụ:
- Remitano (Quân thường sử dụng sàn này)
- Kenniex
- Aliniex
Đây là những Sàn giao dịch uy tín tại Việt Nam, cho phép bạn mua bán CryptoCurrency bằng VNĐ.
Bạn nên kiểm tra giá ở tất cả các sàn ở trên, sàn nào giá rẻ thì mua.
5. Mining
Mining (đào) là hình thức khai thác CryptoCurrency.
Tên gọi khác là:
- Đào CryptoCurrency
- Đào Coin
Đây là hình thức kiếm tiền an toàn nhất trong thị trường Crypto.
Những người kiếm tiền bằng hình thức này thường được gọi là Miner (thợ đào).
Cách sở hữu CryptoCurrency
Có rất nhiều cách để bạn có thể kiếm CryptoCurrency.
Nhưng bài viết này dành cho người mới, nên Quân chỉ giới thiệu 2 cách phổ biến nhất mà thôi.
1. Đào CryptoCurrency (Miner)
Đòi hỏi bạn phải có kiến thức và vốn, để mua máy đào.
Bước 1: Mua máy tính về lắp đặt.
Công đoạn này có phần hơi phức tạp.
Quân sẽ viết một bài riêng để hướng dẫn chi tiết hơn.
Bước 2: Chuyển CryptoCurrency đã đào về ví Blockchain.com
2. Mua CryptoCurrency
Đây là cách nhanh nhất, phù hợp cho tất cả mọi người.
Bước 1: Nạp tiền vào ngân hàng Vietcombank.
Bước 2: Truy cập sàn giao dịch
- Remitano
- Kenniex
- Aliniex
Bước 3: Chuyển CryptoCurrency đã mua về ví Blockchain.com
3. Bán CryptoCurrency
Để bán CryptoCurrency, bạn hãy làm ngược lại quy trình mua.
Bước 1: Bạn phải có CryptoCurrency thì mới bán được nhé.
Bước 2: Truy cập sàn giao dịch
- Remitano
- Kenniex
- Aliniex
… để bán CryptoCurrency và nhận lại tiền mặt.
Bước 3: Chuyển tiền mặt về Vietcombank.
Bạn có thể sử dụng:
- Ngân hàng … khác
- Sàn giao dịch … khác
- Ví lưu trữ … khác
…với cách làm tương tự.
Bạn chỉ cần thay vào ví dụ trên và làm đúng từng bước là được.
Các bước này, nói ra thì dài dòng, chứ thực hiện không đến 5 phút.
Khi thành thạo, bạn chỉ mất khoảng 1 2 phút là xong.
Mức độ bảo mật của CryptoCurrency
Bạn nhớ Bật phụ đề tiếng Việt và Full HD để xem tốt hơn nhé !!
Hàm băm SHA256 được sử dụng trong 2 việc:
- 1Khai thác Bitcoin
- 2Tạo địa chỉ Ví Bitcoin
Hãy cùng xem mức độ bảo mật của SHA256:
Bạn nhớ Bật phụ đề tiếng Việt và Full HD để xem tốt hơn nhé !!
Phần bảo mật này rất khó hiểu.
Quân cũng phải mất một thời gian rất lâu mới hiểu được nó.
Nhưng tin vui cho bạn là nó không cần thiết với tất cả mọi người.
Nếu bạn đang là một người dùng thông thường, bạn chỉ cần biết CryptoCurrency là một loại tiền tệ có mức độ bảo mật rất cao là đủ rồi.
Phần 3: Ứng dụng thực tế của CryptoCurrency
Phần này, Quân sẽ tập trung nói về Ưu & Nhược điểm của CryptoCurrency.
Đồng thời, cũng đưa ra cho bạn thấy một vài ví dụ mà CryptoCurrency được ứng dụng trong thực tế.
Ưu điểm của CryptoCurrency
1. Không bị quản lý bởi chính phủ
Cryptocurrency được tạo ra với mục đích ban đầu là hạn chế sự độc quyền về tiền tệ của chính phủ.
Thật vậy,
Nó không hề chịu sự quản lý của bất kỳ đơn vị trung gian thứ ba nào. Kể cả là chính phủ, ngân hàng trung ương, dịch vụ chuyển tiền, …
Điều này có lợi trong các trường hợp như :
- 1Chính phủ in thêm nhiều tiền, khiến tiền của bạn bị mất giá.
- Đó là lý do Bitcoin phát triển cực kỳ mạnh ở những quốc gia lạm phát cao như Zimbabwe, Venezuela, …
- 2Đơn vị trung gian theo dõi những khoản chi tiêu của bạn. Họ sẽ có cách trục lợi từ nó.
- Ví dụ như bán dữ liệu cho siêu thị chẳng hạn.
- 3Ngân hàng phát hiện một giao dịch lạ trong tài khoản của bạn.
- Họ sẽ có quyền đóng băng tài khoản (hoặc tịch thu tài sản) mà không cần phải báo trước với bạn một tiếng nào.
…
Với CryptoCurrency, bạn là chủ sở hữu duy nhất.
Bạn nắm giữ khóa riêng tư và khóa công khai…
…cho nên nó thực sự là của bạn – do chính bạn sở hữu & quản lý.
2. Tính khan hiếm như vàng
Hầu hết các loại CryptoCurrency đều có giới hạn về số lượng.
Ví dụ như:
- Bitcoin : 21.000.000 BTC
- Litecoin : 84.000.000 LTC
Con số này đã được quy định ngay từ lúc phát hành (không thể thay đổi được)
Khi lượng cầu tăng lên, mà lượng cung không thay đổi
…thì điều hiển nhiên là giá sẽ tăng.
Chính vì vậy, mà nó giữ được giá trị – không bị lạm phát làm mất giá.
3. Tính Bảo mật & Ẩn danh
Đây là lợi thế lớn nhất của CryptoCurrency.
Nó được ứng dụng công nghệ Blockchain trong việc bảo mật & lưu trữ dữ liệu.
Tất cả các giao dịch vẫn sẽ được ghi lại trong cuốn sổ ghi chép (Blockchain)
…nhưng danh tính của bạn thì KHÔNG!
- Sẽ chẳng ai biết bạn là ai – trừ khi bạn nói cho họ biết.
4. Giao dịch Xuyên biên giới
Chuyển tiền nội địa & ngoại địa là như nhau, không hề có sự khác biệt.
Bạn có thể chuyển cho bạn bè, người thân ở bất kỳ đâu trên thế giới – vào bất kỳ lúc nào mà bạn muốn.
Miễn là bạn có kết nối Internet.
5. Tốc độ giao dịch - Nhanh
Với các giao dịch ra nước ngoài, bạn phải chờ đợi ngân hàng xác nhận từ 2 30 ngày để hoàn thành một giao dịch.
Đôi khi vì vấn đề này mà công việc của bạn bị trì trệ.
Còn CryptoCurrency thì chỉ mất khoảng 5 giây vài tiếng, tùy theo loại CryptoCurrency mà bạn sử dụng.
Nhờ vậy mà các giao dịch quốc tế được xử lý nhanh hơn.
Giúp cho các công ty chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin phát triển một cách thần tốc.
6. Không có hạn mức
Ngân hàng sẽ luôn đặt hạn mức rút tiền, hạn mức chuyển tiền cho tài khoản ngân hàng của bạn.
Nhưng với CryptoCurrency thì không, bạn có thể chuyển (hoặc lưu trữ) bao nhiêu tùy thích.
Nó không hề có giới hạn về số lượng trong mỗi giao dịch.
7. Phí giao dịch - Rẻ
Mỗi loại CryptoCurrency sẽ có một khoảng phí khác nhau (có khi là miễn phí).
Nhưng hầu hết đều thấp hơn rất nhiều so với phí chuyển tiền của ngân hàng.
Điều này giúp người dùng tránh được các khoản phí đắt đỏ mà ngân hàng (hoặc các dịch vụ chuyển tiền) đặt ra.
…
Còn rất nhiều ưu điểm khác nữa, nhưng không nổi bật cho lắm.
Bạn từ từ khám phá thêm trong quá trình sử dụng nhé !!
Nhược điểm của CryptoCurrency
1. Thiếu thông tin - Khó hiểu
Đối với các bạn Newbie (hoặc người lớn tuổi)
…thì việc sử dụng thành thạo ví lưu trữ, để mua bán trên các sàn giao dịch là điều vô cùng khó khăn.
Cần phải có người hướng dẫn tận tay thì mới có thể sử dụng được.
Kèm theo đó là nhiều thuật ngữ chuyên môn, nên có phần phức tạp – khó hiểu.
2. Chưa được chấp nhận tại Việt Nam
Mặc dù đã có nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận.
Nhưng Việt Nam vẫn nằm trong số ít những quốc gia không chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, cũng như là các loại tiền mã hóa khác.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhà nước vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng để quản lý loại tiền tệ này.
Hy vọng rằng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có khung pháp lý rõ ràng cho CryptoCurrency. Để giúp các doanh nghiệp (đặc biệt là Start-up) có thể hội nhập với thế giới dễ dàng hơn.
Ứng dụng của CryptoCurrency trong thực tế
Đang cập nhật…
Tạm kết
Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được “CryptoCurrency là gì“, cũng như là những khía cạnh xung quanh tiền mã hóa.
Đồng thời, cũng giúp bạn biết được cách phân biệt Tiền điện tử – Tiền ảo – Tiền mã hóa, để có cái nhìn đúng đắn hơn về CryptoCurrency.
Quân sẽ cập nhật thêm Phần 2, Phần 3, Phần 4 và Phần 5 trong thời gian tới để bạn hiểu thêm về thị trường tiền mã hóa này.
Và điều quan trọng nhất, là bạn sẽ không còn bị lừa khi tham gia đầu tư CryptoCurrency nữa.
Cảm ơn Quân ❤️ bằng cách chia sẻ bài viết này: